Tin thị trường

Thị trường bất động sản : Kỳ vọng gì cho năm 2020?

Ngày đăng: 04/03/2020 09:29

Thị trường BĐS 2020 đối mặt nhiều khó khăn. Năm 2020 là khoảng lặng của thị trường BĐS, thị trường vẫn thiếu hụt dự án, thiếu hụt sản phẩm mới. Năm 2019 khép lại đánh dấu những nỗ lực vượt qua sóng gió của thị trường bất động sản để duy trì trạng thái bình ổn.

Thị trường bất động sản đón chào cơ hội mới năm 2020 . ảnh minh hoạ TTXVN.

Thị trường bất động sản đón chào cơ hội mới năm 2020 . ảnh minh hoạ TTXVN.

Năm 2019 khép lại đánh dấu những nỗ lực vượt qua sóng gió của thị trường bất động sản để duy trì trạng thái bình ổn. Những nghi ngại về câu chuyện bong bóng thị trường tái diễn theo chu kỳ 10 năm đã không lặp lại. Thế nhưng, với những diễn biến như: “vỡ trận” condotel hay tăng giá ảo đất nền. Kéo theo hàng loạt vụ lừa đảo ngoạn mục… đã khiến thị trường nhạy cảm này gặp sóng lớn.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều chung nhận định, sau chặng giảm tốc. Thị trường bất động sản vẫn còn dư địa khả quan và cánh cửa năm 2020 kỳ vọng vẫn rộng mở. 

Thị trường BĐS 2020: Thay đổi về hành lang pháp lý

Đây là một trong những kỳ vọng lớn của các doanh nghiệp địa ốc. Điểm nghẽn của năm 2019 vừa qua không thể không nhắc tới sự phức tạp. Và chồng chéo của hệ thống pháp luật. Điển hình như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư. Điều này khiến doanh nghiệp khó triển khai và thực hiện dự án. 

Đặc biệt, thương vụ phá vỡ cam kết lãi suất trong mô hình condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Điều này đã trở thành nỗi ám ảnh của nhà đầu tư về một loại hình nghỉ dưỡng “lắm tài, nhiều tật” nhưng thiếu đi quy định về pháp lý. Trước đó, condotel đã ra đời ồ ạt với một lượng cung “khủng” trên thị trường. Dĩ nhiên, sự đổi thay và ra đời của hệ thống hành lang pháp lý cho các loại hình “con lai”. Điển hình như condotel sẽ mang lại luồng khí mới cho thị trường bất động sản. Giới đầu tư cho rằng, bức tranh thị trường bất động sản sẽ tươi sáng nếu như bệ đỡ là pháp lý được tháo gỡ.

Đẩy nhanh quá trình rà soát, thanh tra

Điểm nóng của 2019 là các cuộc thanh tra, rà soát dự án của chính quyền. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới dự án mới ra đời nhỏ giọt tại địa bàn tại TP.HCM. Tại các diễn đàn và hội thảo, giới chuyên gia đều nhận định, nếu cuộc thanh tra và rà soát đẩy nhanh tiến độ. Cơ hội mở cho doanh nghiệp địa ốc và thị trường sẽ rộng lớn hơn. Khi nguồn cung dồi dào, lực cầu về sản phẩm vẫn lớn. Lượng giao dịch trên thị trường trở nên sôi động và hấp dẫn các nhà đầu tư thứ cấp.

Sự bức phá của M&A

Những năm trở lại, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản luôn đứng thứ 2. Chỉ sau lĩnh vực công nghệ – chế biến. Tuy nhiên, nếu như trước đó, cuộc đổ bộ của doanh nghiệp ngoại rót vốn vào đầu tư bất động sản từ A đến Z vẫn nhỏ giọt thì khoảng 2 năm trở lại đây. Hình thức M&A đã tạo ra làn gió mới trên thị trường. 

Theo đó, nếu như doanh nghiệp ngoại đang khó khăn trước lo cấp phép dự án. Tìm kiếm quỹ đất sạch còn doanh nghiệp nội đối mặt với tình trạng khan hiếm vốn, thiếu kĩ năng quản lý. Do đó, mô hình M&A sẽ giải quyết bài toán vướng mắc này.

Nhận định từ giới chuyên gia cho rằng, xu hướng M&A sẽ là chìa khóa “giải cứu” doanh nghiệp địa ốc Việt đang tồn đọng dự án. Quá trình “thuận mua vừa bán” sẽ giúp doanh nghiệp địa ốc Việt đưa dự án về đích. Thay vì biến nó trở thành “dự án chết”.

Đa dạng hoá nguồn vốn 

Thông tư 22 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Sẽ tiếp tục đẩy doanh nghiệp địa ốc vào tình trạng khan vốn. Dù năm 2019, doanh nghiệp bất động sản phải xoay vốn bằng hình thức trái phiếu. Song, rủi ro của hình thức này cao. Đặc biệt, trước sự đổ vỡ, phá vỡ cam kết lãi suất trái phiếu. Kéo theo các nhà đầu tư thứ cấp cảnh giác. Doanh nghiệp địa ốc lại càng trở nên chật vật.

Trước những thách thức của thị trường bất động sản năm 2020. Bài toán tạo ra nguồn vốn đa dạng, hình thành nguồn “nhựa sống” cho các dự án. Là kỳ vọng và mong muốn của các doanh nghiệp địa ốc. 

 

Đối tác phát triển dự án
Liên hệ Chat Zalo
0935686053 Tải bảng giá